Hoa giấy
Cây Hoa giấy là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm
Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm
Cây Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea là một chị thực vật có hoa là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm Hoa giấy có tên khác: Mai tam giác, cây bông giấy Màu sắc: đỏ, cam, vàng, trắng… Cây hoa giấy là loại cây thuộc họ cây báo xuân. Đường kính hoa: 3 – 6cm Chiều cao thân: trên 500cm Nguồn gốc cây hoa giấy: Miền Trung Nam Mỹ.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy
- Cây hoa giấy là cây thân bụi song thân vươn dài, chịu được đất khô khan cằn cỗi, chịu nóng tốt, không ưa lạnh.
- Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được. Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.
Chuẩn Bị đất trồng
Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 - 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già. Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm. Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 – 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu. chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại. - Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại. - Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.
- Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán. - Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức. - Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa sau thời gian trồng và thời điểm cây hoa giấy cho nhiều hoa nhất là vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp. Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn. Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ,dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu ,rũ 2/3 đất ,cắt bỏ những rễ già khô ,cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ : 10phần đất – 3 phần phân chuồng – 1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.
Phòng trừ sâu bệnh
Hoa giấy sinh trưởng tốt lên người chơi cây không cần lo lắng trong việc phòng trừ những sâu bệnh. Người trồng chỉ cần chọn cây không sâu bệnh làm giống và trước khi trồng phải vệ sinh chậu thật sạch là có thể yên tâm. Đối với những cây thời vụ, người chăm bón có thể xử lý hạt giống bằng vôi, thuốc diệt trừ mầm mống bệnh và trứng sâu như vậy hoa sẽ tăng cường được sức đề kháng
Ý nghĩa của loài hoa giấy
Loài hoa giấy tuy không được đẹp nhưng lại nhiều màu sắc. Nó tượng trưng cho một tình yêu mọc mạc, đơn sơ. Thân cây hoa giấy lúc nào cũng đầy gai góc nhưng hoa của nó lại rất mỏng manh tượng trung cho sự bảo vệ cái đẹp. Nhưng không phải vì thế mà khô cằn, cứng cỏi. Thân cây lúc nào cũng vương cao để có thể đưa cành hoa của mình vươn xa đón ánh nắng hồng, đón ngọn gió ấm và đung đưa theo chiều gió. Hầu như trong các buổi tiệc hay lễ hội, người ta quên hẳn cái tên hoa giấy. Một hôm nào đó, bạn nhận được một đóa hoa từ người yêu. Không phải là hoa hồng, hoa tulip… mà một cành hoa giấy. Bạn đừng buồn, vì người ấy muốn nói với bạn: “hãy cùng anh vươn lên cao, đung đưa trước sóng gió, anh và em hãy phiêu lưu nhé. Anh sẽ bên dưới bảo vệ em.”