Hồng văn khôi
Mang trên mình vẻ đẹp tinh khôi và hoàn mỹ, hoa hồng Văn Khôi đã chiếm trọn tâm tình của không biết bao nhiêu người yêu hoa. Có tên gọi khác là “Hồng Cung Phủ” chỉ nghe tên thôi chúng ta đã thấy toát lên vẻ kiêu sa và sang chảnh. Loài hoa của xứ Hoàng Cung.
Đôi nét mô tả về Hồng văn khôi
Hoa hồng văn khôi mang trên mình vẻ đẹp tinh khôi và hoàn mỹ.Văn Khôi đã chiếm trọn tâm tình của không biết bao nhiêu người yêu hoa. Ngoài ra, giống hồng này còn có tên gọi khác là “Hồng Cung Phủ” chỉ nghe cái tên thôi chúng ta đã thấy toát lên vẻ kiêu sa và sang chảnh của loài hoa xứ Hoàng Cung.
Trời sinh em kiếp hoa hồng
Tỏa hương…khoe sắc…mênh mông đất trời
Tiếng yêu, em ngọt vành môi
Nghe như trong gió có lời thơ ca
Sở dĩ nó được gọi là hồng Cung Phủ bởi vì từ xa xưa vẻ đẹp của nó đã chiếm được tâm tình của các vị vua quan. Vì vậy hồng được trồng và trang trí rất nhiều tại các cung đình, phủ lớn để làm đẹp cảnh quan sân vườn. Để nói về vẻ đẹp, có lẽ không loài hoa nào có thể sánh được bằng hoa hồng Văn Khôi.
Đặc điểm hoa hồng Văn Khôi
Hoa hồng Văn Khôi cũng có đặc điểm giống với bao loại hồng khác, thuộc cây bụi và có gai và lông ở thân, không phải màu đỏ rực như giống hoa hồng nhung mà ngược lại một màu trắng hồng nhẹ nhàng, dịu dàng đến lạ kỳ.
Trái ngược với một số loài hoa hồng khác như loài hoa hồng Cổ Sapa và các loại hồng khác gốc Âu, hồng Văn Khôi là giống hồng cổ, có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam. Cây thừa hưởng nhiều đặc điểm đáng quý mà nhiều loài hồng khác không có được. Đó chính là hoa có nhiều cánh dày và đan xít vào nhau to bằng cái bát ăn cơm, cây càng có tuổi thọ cao thì nụ càng nhiều, hoa càng nở đẹp. Cây đã thuần chủng nên chúng chịu được khí hậu thất thường và khắc nghiệt của nước ta.
Lá Văn Khôi có hình lông chim, mọc riêng lẻ, lá chét có màu xanh, viền lá có hình răng cưa. Sau khi hoa tàn sẽ cho quả rất sai, quả có hình trái xoan, bên trong có hạt nhỏ.
Hồng văn Khôi là một loài ưa ánh sáng không quá gay gắt, thích nghi với các địa hình cao ráo, thoát nước tốt, cây chịu được khí hậu khắc nghiệt. Phát triển mạnh nhất vào mùa Xuân vào mùa thu.
Tác dụng của Hồng Văn Khôi
- Hoa hồng Văn Khôi hay được sử dụng để trang trí biệt thự, thiết kế sân vườn, trang trí đại sảnh, khuôn viên…góp phần làm đẹp cảnh quan, tạo điểm nhấn nổi bật cho ngôi nhà.
- Theo như ý nghĩa phong thủy: Hoa văn khôi mang đến một vận mệnh tốt đẹp, tượng trưng cho sự thịnh vượng và vương giả.
- Theo tiếng Hán, “văn” có nghĩa là ngôn ngữ chữ viết, “khôi” dùng để diễn tả những gì thuần khiết, tinh tế đến mức hoàn hảo. Khi 2 từ này kết hợp với nhau sẽ tạo lên một vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng và thanh thoát.
- Hoa Hồng là biểu trưng cho tình yêu lãng mạn, hồng Văn Khôi cũng vậy. Cây tượng trưng cho những tâm hồn người phụ nữ Việt, vừa thanh cao, vừa tươi trẻ, vừa quyến rũ.
- Tại kinh thành Huế, Hồng Cung Phủ vẫn mãi tồn tại như một dấu ấn một thời không hề phôi phai theo thời gian.
- Ngoài ra, cánh hoa hồng còn được sử dụng trong công nghệ chiết xuất nước hoa, làm dược liệu, thảo dược, cho mùi hương nhẹ nhàng, nồng nàn và quyến rũ. Theo như ông cha ta kể lại, các vua chúa thời xưa thường sử dụng những cánh hồng thả vào nước để tắm, với mục đích xông hơi để giúp cho tinh thần được thoải mái, dễ chịu, minh mẫn hơn.
Cách trồng và chăm sóc hồng Văn Khôi
- Chỉ cần trồng cây ở điều kiện đất khô ráo, thoát nước tốt. Hàm lượng dinh dưỡng từ đất cao, độ pH = 5.5 – 6 là ổn.
- Khi mới trồng cây vào chậu cần phải tía hết lá của cây để tránh tình trạng cây bị mất nước. Nguyên nhân, do khi cây mới trồng, bộ rễ chưa hút được nhiều nước bởi vậy cần phải tránh sự thoát hơi nước từ lá.
- Tưới nước cho cây thường xuyên, nhằm giảm bớt sâu bệnh bạn có thể tưới cho cây bằng nguồn nước sạch.
- Khi trồng được 2 – 3 tháng tiến hành bón phân cho cây. Loại phân được sử dụng là phân hữu cơ hoặc phân vi sinh. Bạn có thể ủ mùn để mục để bón cho cây, tạo độ xốp cho cây phát triển.
- Sau khi hoa tàn cần phải cắt bỏ cuống hoa, bón bổ sung thêm phân hữu cơ và phân hóa học để kịp thời cung cấp dinh dưỡng để phát triển tán và tạo dáng như ý muốn.
- Cần phải đề phòng sâu bệnh hại cây như: Các loại rầy, rệp sáp, bệnh thán thư, sương mai, nở cổ rễ… Đặc biệt là sự phá hoại của loài Nhện Đỏ bạn có thể trị bằng thuốc Sokupi 0.36AS, Pegasus 500EC, Ortus 5EC.